Thời buổi công nghệ này, đa số các thiết bị điện tử thông minh đều có thể kết nối được internet. Và tôi chắc chắn rằng gia đình bạn đều có những thiết bị sau: máy tính, máy tính xách tay, Smartphone, Tivi thông minh… Các thiết bị này có thể truy cập vào nhau và truy cập được với mạng internet qua giao thức mạng LAN. Vậy mạng LAN là gì? Các kiểu kết nối thông thường của mạng Lan, hãy cùng lắp internet Đà Nẵng khám phá qua bài viết dưới dây nhé.
Khái niệm LAN là gì?
LAN là viết tắt của Local Area Network tạm dịch là mạng máy tính nội bộ, giao tiếp này cho phép các máy tính kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Kết nối này được thực hiện thông qua sợi cáp LAN hoặc Wifi (không dây) trong không gian hẹp, chính vì thế nó chỉ có thể sử dụng được trong một phạm vi giới hạn như phòng làm việc, trong nhà, trường học…
Mạng LAN có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bất cứ công ty, tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, hay kết nối và liên lạc với nhau đều phải thông qua mạng LAN. Mạng LAN giúp cho các thiết bị di động như điện thoại, Laptop, máy tính bảng có thể dễ dàng kết nối và truy cập internet bất cứ lúc nào.
Cổng mạng LAN (RJ45) trên thiết bị máy tính, laptop, máy in là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về kết nối LAN. Chúng ta cùng nói một chút về tên gọi “cổng mạng LAN” trên laptop hiện nay. Vì kết nối không dây ra mắt và được phổ biến khá lâu sau kết nối có dây (cáp) nên người ta thường gọi cổng kết nối cáp mạng RJ45 (Ethernet) trên laptop, máy tính là “cổng mạng LAN” hay “cổng LAN”.
Hiện nay khi nói đến kết nối internet trên laptop, máy tính chúng ta có 2 loại là kết nối không dây qua wifi và kết nối có dây qua cáp mạng qua cổng RJ45 hay cổng mạng LAN.
Các loại kết nối trong mạng LAN
Như đã nói, các thiết bị trong cùng mạng LAN có thể kết nối với nhau thông qua sợi cáp mạng. Các mạng LAN có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới rộng lớn hơn được gọi là WAN (Wide Area Network) và để giao tiếp với nhau, các thiết bị thường được kết nối với một hoặc vài bộ phát wifi (Router).
Ngoài ra, mạng LAN còn có thể được thiết lập bằng cổng kết nối không dây (Wireless) và được gọi chung là WLAN (Wireless LAN), hay chúng ta thường gọi là Wifi.
Các kiểu của mạng LAN (Toplogy)
1 Mạng dạng hình sao (Star topology)
Các ưu điểm của mạng hình sao:
Nhược điểm của mạng hình sao:
2.Mạng hình tuyến (Bus Topology)
3.Mạng dạng vòng (Ring Topology)
4. Mạng dạng kết hợp
Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology)
Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology)
Yêu cầu cần thiết để tạo kết nối LAN nội bộ là gì?
Để tạo được mạng LAN nội bộ thì cần có một thiết bị làm máy chủ (sever), một số thiết bị hỗ trợ kết nối và cuối cùng là các máy khách.
Trước khi tạo mạng LAN cần chắc chắn rằng tất cả các thiết bị đều được tích hợp sẵn card mạng NIC (Network Interface Card). Card mạng được xem là bộ thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị muốn kết nối với mạng LAN, card mạng thường được tích hợp sẵn trong laptop, máy tính,…
Công dụng chính của của mạng LAN
Mạng LAN có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bất cứ công ty, tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, hay kết nối và liên lạc với nhau đều phải thông qua mạng LAN.
Mạng LAN giúp cho các thiết bị di động như điện thoại, laptop, máy tính bảng có thể dễ dàng kết nối và truy cập internet bất cứ lúc nào.
Ưu điểm của mạng lan
- Các máy có thể dùng chung một ứng dụng nào đó
- Có thể trao đổi thông tin với nhau dễ dàng
- Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in , ổ CD …
- Có thể truyền tin tới tất cả các máy dễ dàng
Quý khách có nhu cầu tư vấn giải pháp và thiết kế hệ thống mạng tại Đà Nẵng vui lòng liên hệ hotline 0935.11.10.14